Lịch sử Chủ_nghĩa_yếm_thế

Tượng nửa người Antisthenes

Các vị Khuyển nho người Hy Lạp và La Mã thời cổ xem hạnh phúc chỉ cần phải có đức hạnh, bỏ bê mọi thứ không giúp hoàn thiện phẩm hạnh, kể cả xã hội, vệ sinh, gia đình, tiền bạc, v.v., sống như chó, cho nên bị chửi là Khuyển nho, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp κύων (“con chó”). Họ cố gắng thoát khỏi tục lệ, trở nên tự túc, và chỉ sống hợp bản tính. Họ không chịu nhận bất cứ định nghĩa hạnh phúc nào dựa trên tiền bạc, quyền lực, và danh vọng.[21]

Phái khuyển nho coi thường các giá trị xã hội và chỉ trích các thói quen xấu như tính tham lam là gây ra đau khổ. Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, khía cạnh này của triết lí bị nhấn mạnh,[22] làm bẩn chủ nghĩa khuyển nho thành “thái độ tiêu cực khinh bỉ, nhất là ngờ vực lòng ngay thẳng hay động cơ của người khác,”[23] hoàn toàn trái ngược với cách hiểu xưa, vốn nhấn mạnh “đức hạnh và tự do luân lý làm phương tiện thoát khỏi lòng ham muốn.”[24]

Nền móng

Trước khi Phái khuyển nho hình thành thì nhiều nhà triết học như Phái Pythagoras đã chủ trương sống giản dị. Đầu thế kỷ 6 TCN, Anacharsis là nhà hiền triết người Scythia vừa đề xướng sống bình dị, vừa chỉ trích phong tục Hy Lạp, được Phái khuyển nho mượn dùng.[25] Giới triết học Hy Lạp nghe chuyện truyền lại từ Ấn Độ về các triết gia khổ hạnh nghiêm ngặt, thậm chí không chịu mặc quần áo. Thế kỷ 5 TCN, các giáo sư triết học Hy Lạp bắt đầu nghi vấn nhiều khía cạnh của xã hội như tôn giáo, luật pháp, và đạo đức. Tuy nhiên, người ảnh hưởng triết lý của Phái khuyển nho nhất là Sokratis. Mặc dù không khổ hạnh, ông có tuyên bố yêu đức hạnh, không màng của cải,[26] và chẳng nghĩ tới công luận.[27] Antisthenes là học trò của Sokratis lấy các tư tưởng này làm nguồn cảm hứng chính.

Biểu tượng

Thời cổ, đặc trưng của Phái khuyển nho là trang phục, cụ thể là chiếc áo choàng cũ và cây gậy quyền. Cái áo trỏ Sokratis, cây gậy trỏ gậy tày của Herakles. Trang phục này bất li chủ nghĩa khuyển nho đến nỗi nhiều người bị các nhà văn cổ đại quở trách vì bắt chước cách ăn mặc để ra vẻ khuyển nho.[28]

Bấy giờ, đã hơi kiêng kị việc làm mang theo cây gậy. Nguyên là trước đó, người dân thường mang gươm trong thành phố, rồi xã hội tiến bộ, đổi sang mang giáo, rồi sang mang gậy, cuối cùng việc đeo vũ khí trong thành phố trở thành hủ tục.[29] Các nhà nghiên cứu hiện nay phỏng đoán, gậy quyền vừa tỏ ra lối sống nhàn nhã của người dùng, vừa biểu hiện các tính cách năng động và thượng võ, thay vì tượng trưng một người đàn ông yếu đuối,[30][31] bởi thường dùng trong cuộc săn bắn và quần áo chơi thể thao. Người Khuyển nho mang gậy để phô bày sự tự do và cho thấy sức mạnh là đức tính dồi dào của Phái khuyển nho.

Antisthenis

Tục xem Antisthenis (khoảng 445–365 TCN) là người lập ra chủ nghĩa khuyển nho.[32][33] Ông sống cùng lúc với Platon và theo học Sokratis. Mặc dù trẻ hơn Sokratis 25 tuổi, Antisthenes là một trong những môn đồ quan trọng nhất của ông.[34] Không có tác giả cổ điển nào phủ nhận ông lập ra trước tiên chủ nghĩa khuyển nho,[35] song có người cho rằng ông nghiên cứu nhiều chủ đề bên ngoài chỉ chủ nghĩa khuyển nho. Ví dụ: người viết tiểu sử Diogenes Laertios chép[36] Antisthenis trứ tác trong phạm vi ngôn ngữ học, đối thoại, và văn học nhiều hơn hẳn trong phạm vi đạo đức hay chính trị học.[37] Tuy nhiên, đây có thể phản ánh hứng thú triết học của ông thay đổi theo năm tháng.[38] Antisthenis có rao giảng chủ trương sống nghèo khó:

Tôi ăn đủ để đỡ đói, uống đủ để đỡ khát, mặc đủ để đỡ lạnh; ngoài cửa, ngay cả Callias cũng run, của cải tiền bạc của hắn có mặc được không? Trong nhà, tôi chẳng cần phải có gì để giữ ấm ngoài các bức tường ra.[39]

Diogenes

Diogenes đi tìm người thật thà (k. 1780), cho là của J. H. W. Tischbein

Nói tới chủ nghĩa khuyển nho là nói tới Diogenes (khoảng 412–323 TCN). Ở quê nhà Sinope, cha ông quản lí xưởng đúc tiền. Ông cùng cha bỏ trốn đến Athens sau khi bị bắt làm giả tiền.[40] Tục cho rằng Diogenes theo học Antisthenis,[41] nhưng không hề có bằng cớ chắc chắn là hai người gặp nhau.[42][43][44] Có gặp hay không gặp, Diogenes nghe theo lời dạy của Antisthenis và bắt đầu khổ hạnh, cố gắng sống tự túc, khắc khổ, và trơ tráo.[45] Ví dụ: ông ngủ trong chậu,[46] ăn thịt sống,[47] và ví quan hệ giữa con người, tình dục với đầy tớ, chủ.[48] Mặc dù không thể phân biệt thực hư của các giai thoại về ông, có thể thấy Diogenes sống đúng đạo ông rao giảng.[49]

Kratis

Kratis (khoảng năm 365 - khoảng năm 285 TCN) là nhân vật quan trọng thứ ba của Phái khuyển nho. Ông nổi tiếng vì từ bỏ món của cải lớn để sống nghèo khổ ở Athens.[50] Có người nói ông theo học Diogenes,[51] nhưng cũng khó chứng thực được.[52] Kratis cưới nhà triết học Hipparchia và họ cùng nhau sống ăn xin trên đường phố Athens.[53] Lối sống của Kratis được nhiều người tôn trọng.[54] Ngoài ra, ông dạy học Zeno là người lập ra chủ nghĩa khắc kỷ.[55] Ảnh hưởng khuyển nho trong chủ nghĩa khắc kỷ sơ khai có thể truy ngược đến Kratis.[56]

Những vị Khuyển nho khác

Có nhiều người Khuyển nho khác vào thế kỷ 4 và 3 TCN, bao gồm Onisikritos, Monimos, Vion, Telis, và Menippos. Thế kỷ 3 TCN, chủ nghĩa khắc kỷ nổi lên, chiếm chỗ của chủ nghĩa khuyển nho.[3][57] Phải đến thời La Mã thì chủ nghĩa khuyển nho mới thịnh trở lại.